CUNG CẤP CHUỐI GIỐNG CẤY MÔ (CÁC LOẠI)
Kỹ thuật trồng chuối cấy mô không khó, tuy nhiên, để chuối cho quả sai, đẹp mã, giá cao, Chúng tôi khuyên nhà vườn lưu ý một số điểm sau:
Điều kiện khí hậu:
– Chuối là cây nhiệt đới (trừ chuối già Nam Mỹ có thể trồng được ở vùng cận nhiệt đới), từ 18 độ C đến 27 độ C. Trên 38 độ C chuối ngừng tăng trưởng.
– Chuối ưa ánh sáng nhẹ từ 2.000 đến 30.000 lux. Nắng trực xạ của các ngày trưa hè dễ làm cháy lá. Chuối không bị ảnh hưởng của quang kỳ như vậy có thể trổ buồng quanh năm.
– Lượng nước tưới cần là 180 mm/tháng hay trung bình 6 mm/ngày. Vào thời kỳ trổ buồng và nuôi trái cần 10 mm nước/ngày. Lượng nước tưới tùy thuộc vào bức xạ mặt trời, vào nhiệt độ, vào khả năng giữ nước của đất, lượng mưa tối thiểu là 1800 mm/năm và phải phân bố đều.
– Cây chuối không chịu được gió lớn, làm chuối rách lá, trốc gốc … Vì thế khi quy hoạch vùng trồng chuối cấy mô cần chọn vùng ít gió bão. Các biện pháp kỹ thuật như làm đai cản gió, vun gốc, chống buồng, cột cây và buồng vào cây chống.
Thời vụ trồng:
Chuối được trồng quanh năm, nhưng tốt nhất nên trồng khi đất đủ ẩm hoặc vào đầu mùa mưa, cây sinh trưởng tốt cho tỉ lệ sống cao hoặc xác định thời điểm trổ buồng, thu hoạch mà chọn thời gian trồng thích hợp với điều kiện chủ động được nước tưới.
Chuẩn bị đất trồng:
Đất trồng chuối cấy mô được lên liếp có độ dày tầng canh tác từ 50cm trở lên, đối với đất mới lên liếp được bón 1 tấn/ha vôi bột trước khi trồng 15 ngày, đào hố: hố có kích thước 40 x 40 x 40cm.
Chuối cấy mô thích nghi tốt ở các loại đất phù sa ven sông, suối, đất rừng mới khai phá, thịt nhẹ, cát pha, độ pH từ 5-7.
Mật độ thâm canh 2500 cây/ha (không tính diện tích ao mương), trồng kiểu nanh sấu 3200 cây/ha. Mật độ trồng là một trong những yếu tố quan trọng trong kỹ thuật trồng chuối quyết định đến năng suất nên nhà vườn cần phải lưu ý.
Bón phân:
– Bón phân theo công thức sau: 310 kg Urea + 105 kg super lân long thành + 310 kg Kali + 2 tấn phân hữu cơ/ha/năm (phân hữu cơ có hàm lượng chất hữu cơ trên 20%).
– Bón lót: Bón 5kg phân chuồng + 0,3kg super lân hoặc 0,3kg phân NPK cho mỗi hố, dùng cuốc trộn đều phân với đất, lấp cho gần đầy hố. Tiến hành bón phân trước khi trồng chuối cấy mô từ 15 – 30 ngày.
– Bón thúc: 0,3 – 0,4kg Ure và 0,4 – 0,5kg Kali /cây/vụ vào các thời điểm cây chuối 1,5 tháng – 4,5 tháng – 7,5 tháng.
Chăm sóc:
Tỉa chồi – để chồi: tỉa chồi khoảng 1 tháng/lần, dùng dao cắt ngang thân sát mặt đất và hủy đỉnh sinh trưởng. Tỉa chồi vào lúc trời nắng ráo, tránh tình trạng đọng nước xung quanh làm chồi con bị thối lây sang cây mẹ. Sau khi trồng chuối cấy mô 5 tháng, tiến hành để chồi, chừa lại cây con mập, khoẻ, mọc cách xa cây mẹ hơn 20cm, mỗi bụi 3 cây, cách nhau khoảng 4 tháng.
Bẻ bắp và chống buồng: Sau khi xuất hiện 1-2 nải trung tính, tiến hành bẻ bắp vào buổi trưa để hạn chế sự mất nhựa. Nên dùng cây chống buồng tránh đỗ ngã.
Làm cỏ và vệ sinh vườn cây để tránh sâu bệnh lây lan.
Phòng trừ sâu hại:
Chuối cấy mô có khả năng kháng bệnh tốt, tuy nhiên thường bị một số loại sâu ăn lá phá hoại như: bù lạch, bọ nét, châu chấu, nhiều loại bọ cánh cứng gặm vỏ, tuyến trùng phá hoại rễ, rệp hút nhựa và quả non. Xử lý đất bằng vôi bột, phun thuốc trừ sâu bệnh, bao bường để tránh hiện tượng rám quả.
ĐẶC SẢN NGỌC LINH
"UY TÍN - CHẤT LƯỢNG - NÓI KHÔNG VỚI HÀNG GIẢ"
KHÔNG HÀI LÒNG, HOẶC NGHI NGỜ CÓ THỂ TRẢ LẠI
XIN VUI LÒNG GỌI ĐIỆN THOẠI ĐẶT TRƯỚC
Điện thoại : 0985 522 343 - 0987 872 279
Email: tathuy.khcn@gmail.com
Website: www.dacsanngoclinh.com
NGOÀI RA CHÚNG TÔI CÒN CUNG CẤP HẠT GIỐNG, CỦ GIỐNG, CÂY GIỐNG SỐ LƯỢNG LỚN, AI CẦN CÓ THỂ GỌI CHO CHÚNG TÔI, XIN CẢM ƠN !
Mùa hoa Mai anh đào trên cao nguyên Măng Đen Kon Tum
Những ngày đầu năm mới, rất nhiều người dân và du khách đã đến cao nguyên Măng Đen (tỉnh Kon Tum) để thưởng lãm hoa anh đào nở.Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc lan kim tuyến
Cây Kim tuyến là cây chịu bong, cần ẩm độ cao vì vậy để nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tếNhân giống và trồng thử nghiệm thành công cây lan Kim Tuyến
Đề tài nghiên cứu nhân giống và trồng thử nghiệm cây Kim Tuyến được tiến hành trong giai đoạn (2014-2017) với tổng kinh phí gần 600 triệu đồng từ nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ.Thưởng thức những đặc sản gì khi đến đại ngàn Kon Tum ?
Như một một thông lệ khi đi du lịch hoặc công tác ở xa, ai cũng tranh thủ tìm mua cho mình một đặc sản làm quà như được mang một tí nắng, chút gió, một phần tình cảm...Phân biệt củ Sâm dây và củ Bách bộ
I. Củ Sâm dây (Codonopsis Javanica) Tên khoa học: Codonopsis sp. Bộ Hoa chuông: Campanulales Họ Hoa chuông: CampanulaceaeTiềm năng lớn từ cây dược liệu ở Kon Tum
Với điều kiện tự nhiên đặc thù, Kon Tum có được nguồn dược liệu đa dạng, phong phú chủ yếu tập trung ở 3 huyện phía đông dãy Trường Sơn là Kon Plông, Tu Mơ Rông và Đăk Glei với 853 loài cây thuốc và nấm làm thuốc quý hiếm.Tác dụng chữa bệnh của lan kim tuyến (lan gấm)
Lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus) sinh sống trên ....Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo quản và chế biến Sâm dây
Sâm dây có thể được trồng từ củ hoặc từ cây giống được sản xuất từ được gieo tại vườn ươm hoặc ngoài đồng ruộng. Ngoài ra, tuy điều kiện đất đai, mục đích canh tác, v.v… Sâm dây có thể được trồng thuần hay trồng xen với các cây khác như ngô, lúa cạn, cà phê, sắn,…