Nhân giống và trồng thử nghiệm thành công cây lan Kim Tuyến
Lan Kim Tuyến, hay còn có tên gọi lan Gấm, cỏ Nhung, Kim cương, Giải thủy tơ... không chỉ được trồng để làm cảnh, mà còn có giá trị làm thuốc. Triển khai thành công đề tài cấp tỉnh nghiên cứu nhân giống và trồng thử nghiệm cây Kim Tuyến của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (nay là Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng và dịch vụ khoa học công nghệ) thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh mở ra cơ hội phát triển loại cây dược liệu có giá trị kinh tế này thành cây hàng hóa; góp phần tăng thu nhập, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa.
Cây lan Kim Tuyến thời kỳ sinh trưởng, phát triển
Đề tài nghiên cứu nhân giống và trồng thử nghiệm cây Kim Tuyến được tiến hành trong giai đoạn (2014-2017) với tổng kinh phí gần 600 triệu đồng từ nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ.
Lan Kim tuyến thuộc họ cây thảo, rễ mọc dài, thân mọng nước, mang 2 - 6 lá mọc xoè sát mặt đất. Tên khoa học của nó là Anoectochilus sp.Đã thống kê được 51 loài lan Kim tuyến trên thế giới, riêng khu vực châu Á và châu Úc đã phát hiện 25 loài.
Đề tài tập trung triển khai các nội dung chính: Nghiên cứu, đánh giá đặc tính sinh thái và tính thích nghi, khả năng phân bố của cây kim tuyến tại địa bàn tỉnh Kon Tum; nghiên cứu nhân giống cây Kim Tuyến bằng 2 phương pháp (nuôi cấy mô tế bào thực vật và giâm hom); nghiên cứu các điều kiện trồng, chăm sóc, thu hoạch cây Kim tuyến tại huyện Kon Plông; điều tra, đánh giá và cách phòng trừ sâu bệnh cây Kim tuyến trồng ngoài thực điạ; phân tích, so sánh thành phần hoạt chất hóa học có trong cây kim tuyến trong tự nhiên và cây trồng thực địa; xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nhân giống, tài liệu hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây kim tuyến.
Với đặc tính chịu bóng và cần độ ẩm cao, nên trồng lan Kim Tuyến trong nhà có mái che nhằm giảm ánh sáng. Có thể dùng nhà lưới đơn giản, nhà lưới che tạm, nhà lưới hiện đại...; song tốt nhất là trồng trong nhà kính vì có thể ngăn cản sự sâm nhập của các loại côn trùng gây hại và giảm thiểu tối đa các yếu tố gây bệnh cho cây.Từ thành công của mô hình nuôi cấy mô, có thể chủ động nguồn giống để đưa ra trồng đại trà lan Kim Tuyến. Tuân thủ quy trình kỹ thuật từ khâu ươm giống, trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh là điều kiện quyết định quá trình sinh trưởng, phát triển vườn cây và chất lượng, hiệu quả trồng lan Kim Tuyến sau chu kỳ trồng từ 8 tháng đến 1 năm.
Nhân giống lan Kim Tuyến bằng phương pháp nuôi cấy mô
Trong y học, cây Kim Tuyến được sử dụng làm thuốc trị lao phổi, ho do phế nhiệt, phong thấp, đau nhức khớp xương, chấn thương, viêm dạ dày mãn tính, viêm khí quản, viêm gan mãn tính, suy nhược thần kinh, giúp tăng cường sức khoẻ, làm khí huyết lưu thông, có tính kháng khuẩn. Y học hiện đại đã chứng minh nhiều tác dụng quý của lan kim tuyến như tác dụng giảm đường huyết, điều trị ung thư.
Từ kết quả đề nghiên cứu nhân giống và trồng thử nghiệm cây Kim Tuyến, vụ mùa năm 2018, Trung tâm hỗ trợ triển khai mô hình trồng khoảng 30.000 cây lan Kim Tuyến tại huyện Kon Plông,Tu Mơ Rông. Trên cơ sở được tập huấn kỹ thuật, các hộ tham gia mô hình cũng được hướng dẫn thực địa toàn bộ quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch sản phẩm.
Có giá trị kinh tế nên thời gian qua, tại địa bàn huyện Tu Mơ Rông, Kon Plông..., người dân khai thác cây Kim Tuyến trong rừng theo cách tận thu, làm cạn kiệt và giảm khả năng tái sinh nguồn gien trong tự nhiên. Vì vậy, đề tài đã xác định phương pháp thích hợp để nhân giống cây lan Kim tuyến; giới thiệu, chuyển giao quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch phù hợp với điều kiện những vùng sinh thái đặc thù trong tỉnh./.
Các bài viết khác
- Mùa hoa Mai anh đào trên cao nguyên Măng Đen Kon Tum
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc lan kim tuyến
- MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP HAY: HƯƠNG NHU - MACCA - ĐÀN HƯƠNG
- Thưởng thức những đặc sản gì khi đến đại ngàn Kon Tum ?
- Thạch tùng răng cưa cây thuốc quý cho bệnh sa sút trí tuệ
- Kon Tum: Phát triển cây dược liệu thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh
- Phân biệt củ Sâm dây và củ Bách bộ
- 5 tác dụng kỳ diệu của quả ươi mà bạn nên biết
- Tiềm năng lớn từ cây dược liệu ở Kon Tum
- Tác dụng chữa bệnh của lan kim tuyến (lan gấm)
Mùa hoa Mai anh đào trên cao nguyên Măng Đen Kon Tum
Những ngày đầu năm mới, rất nhiều người dân và du khách đã đến cao nguyên Măng Đen (tỉnh Kon Tum) để thưởng lãm hoa anh đào nở.Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc lan kim tuyến
Cây Kim tuyến là cây chịu bong, cần ẩm độ cao vì vậy để nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tếNhân giống và trồng thử nghiệm thành công cây lan Kim Tuyến
Đề tài nghiên cứu nhân giống và trồng thử nghiệm cây Kim Tuyến được tiến hành trong giai đoạn (2014-2017) với tổng kinh phí gần 600 triệu đồng từ nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ.Thưởng thức những đặc sản gì khi đến đại ngàn Kon Tum ?
Như một một thông lệ khi đi du lịch hoặc công tác ở xa, ai cũng tranh thủ tìm mua cho mình một đặc sản làm quà như được mang một tí nắng, chút gió, một phần tình cảm...Phân biệt củ Sâm dây và củ Bách bộ
I. Củ Sâm dây (Codonopsis Javanica) Tên khoa học: Codonopsis sp. Bộ Hoa chuông: Campanulales Họ Hoa chuông: CampanulaceaeTiềm năng lớn từ cây dược liệu ở Kon Tum
Với điều kiện tự nhiên đặc thù, Kon Tum có được nguồn dược liệu đa dạng, phong phú chủ yếu tập trung ở 3 huyện phía đông dãy Trường Sơn là Kon Plông, Tu Mơ Rông và Đăk Glei với 853 loài cây thuốc và nấm làm thuốc quý hiếm.Tác dụng chữa bệnh của lan kim tuyến (lan gấm)
Lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus) sinh sống trên ....Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo quản và chế biến Sâm dây
Sâm dây có thể được trồng từ củ hoặc từ cây giống được sản xuất từ được gieo tại vườn ươm hoặc ngoài đồng ruộng. Ngoài ra, tuy điều kiện đất đai, mục đích canh tác, v.v… Sâm dây có thể được trồng thuần hay trồng xen với các cây khác như ngô, lúa cạn, cà phê, sắn,…