Thạch tùng răng cưa cây thuốc quý cho bệnh sa sút trí tuệ
Mô hình trồng Thạch tùng răng cưa tại Huyện KonPlong tỉnh Kon Tum
Nguồn tài nguyên dược liệu trên đất Việt rất phong phú, đa dạng, tuy nhiên, do khai thác bừa bãi không có chính sách bảo tồn nên nhiều loại dược liệu quý đã đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Một trong số đó là thạch tùng răng cưa - cây thuốc quý chữa bệnh Alzheimer và các bệnh thuộc hội chứng sa sút trí tuệ… Thạch tùng răng cưa có tên trong danh sách đỏ của “Chương trình Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gene quý hiếm về cây thuốc”.
Cây thuốc mang tên “dân giã” thông đất
Nói đến thông đất, từ lâu trong y học cổ truyền đều biết đến rất nhiều công dụng chữa bệnh thường phối hợp với một số vị thuốc khác để chữa viêm gan cấp tính, mắt sưng đỏ đau, phong thấp nhức xương và ho mạn tính. Cây thông đất còn được dùng trị ra mồ hôi trộm, quáng gà, phụ nữ có triệu chứng đẻ non, trẻ em bị bại liệt sau di chứng của một số bệnh.
Một số quốc gia ở khu vực Đông Nam Á thường lấy nước sắc cây thông đất dùng làm thuốc rửa, trị phù thũng và cũng dùng trị ho. Tro cây thông đất ngâm trong giấm dùng chườm chữa phát ban… Ngày nay, qua nhiều nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra những công dụng quý của nó trong việc ngăn ngừa teo não, sa sút trí tuệ ở người già.
Cây thạch tùng răng cưa (Huperzia serrata).
- Mô tả thực vật học
Cây thông đất dân giã đó chính là thạch tùng răng cưa, tên khoa học là Huperzia serrata, là loài thực vật trong họ thạch tùng (Lycopodiaceae). Là loại cây ưa bóng mát, ưa ẩm, ưa khí hậu mát mẻ, do đó ở Việt Nam thạch tùng răng cưa mới chỉ được phát hiện ở vùng núi cao trên 1.000m tại Sa Pa (tỉnh Lào Cai) và Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), sống dưới tán của các loại cây khác.
Thạch tùng răng cưa cao 10 - 40cm, thân hình trụ đơn hay lưỡng phân 1 - 2 lần. Lá có hình bầu dục đầu nhọn, phiến lá mỏng, nổi rõ gân ở giữa, mép lá có răng cưa không đều, nách lá có túi bào tử hình thận, màu vàng tươi. Ngoài ra còn có loại thân cao từ 30-50cm, phân nhánh nhiều. Lá mọc sít nhau, hình dải nhọn. Bông rất nhiều nhỏ, treo thõng ở đầu các cành nhỏ bên, màu nâu nhạt. Túi bào tử gần hình cầu, hai mảnh vỏ không đều nhau.
- Hoạt tính, Công dụng
Hoạt chất quý của thạch tùng răng cưa cải thiện sa sút trí tuệ cho người già
Hoạt chất chính của thạch tùng răng cưa Huperzine A (một loại alkaloid). Huperzine A được các nhà khoa học Trung Quốc chiết xuất lần đầu tiên vào năm 1948. Sau khi các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc được chính thức công bố thì rất nhiều nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới tập trung nghiên cứu và đưa ra kết luận về tác dụng của Huperzine A trong việc chữa trị các bệnh về suy giảm trí nhớ, trong đó có bệnh Alzheimer của người già.
Bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer (một bệnh trong sa sút trí tuệ ở người cao tuổi) có sự suy giảm đáng kể lượng acetylcholine (một chất dẫn truyền thần kinh trung ương, truyền tín hiệu trong các khe synapsis). Alkaloid huperzine có khả năng tác động trực tiếp lên não bộ với liều lượng thấp, chỉ tính bằng microgram nhờ khả năng xuyên qua hàng rào mạch máu não. Sau khi vào được não, huperzine A ức chế việc sản sinh ra acetylcholinesterase, giúp hàm lượng acetylcholine trong não tăng lên, làm cải thiện nhận thức và trí nhớ cho bệnh nhân Alzheimer.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hoạt chất Hupezine trong cây thạch tùng răng cưa không chỉ hỗ trợ não bộ của người Alzheimer, người già có biểu hiện suy giảm trí nhớ mà còn hiệu quả trong việc cải thiện trí nhớ ở người lớn khỏe mạnh. Do đó, hiện nay một số công ty dược lớn trên thế giới đã phối hợp vị thảo dược quý này với một số hoạt chất khác như ginkgo biloba, DHA, vitamin nhóm B… để khắc phục tình trạng suy giảm trí nhớ, làm việc kém tập trung…
Các chủng nấm endophytic trên cây thạch tùng răng cưa có tác dụng thúc đẩy sự tăng trưởng của cây, tăng sức sống của cây với các tác nhân bên ngoài và có thể sản xuất các chất hoạt tính sinh học tương tự như cây chủ. Nhiều thử nghiệm đã chứng minh tác dụng ức chế acetylcholinesterase của các chủng nấm này, tuy không tốt hơn tác dụng của huperzine A nhưng nó có thể tự cung cấp sức nguồn thạch tùng răng cưa tự nhiên. Vì vậy, các sản phẩm nấm endophytic trên thạch tùng răng cưa đang được nghiên cứu để phát triển thuốc chữa sa sút trí tuệ.
Qua những nghiên cứu trên cho thấy thạch tùng răng cưa xứng đáng là “thần dược” trong việc điều trị các bệnh teo não và các bệnh thuộc hội chứng sa sút trí tuệ… Không chỉ có thạch tùng răng cưa (Huperzia serrata) mà ngay cả các loài khác thuộc chi Huperzia đều có tỉ lệ cao các alkaloid dạng lycopodium (các huperzine). Do đó, nguồn dược liệu điều trị các bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi sẽ ngày càng phong phú từ đây.
Nguồn: Sưu tầm
Các bài viết khác
- Mùa hoa Mai anh đào trên cao nguyên Măng Đen Kon Tum
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc lan kim tuyến
- Nhân giống và trồng thử nghiệm thành công cây lan Kim Tuyến
- MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP HAY: HƯƠNG NHU - MACCA - ĐÀN HƯƠNG
- Thưởng thức những đặc sản gì khi đến đại ngàn Kon Tum ?
- Kon Tum: Phát triển cây dược liệu thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh
- Phân biệt củ Sâm dây và củ Bách bộ
- 5 tác dụng kỳ diệu của quả ươi mà bạn nên biết
- Tiềm năng lớn từ cây dược liệu ở Kon Tum
- Tác dụng chữa bệnh của lan kim tuyến (lan gấm)
Mùa hoa Mai anh đào trên cao nguyên Măng Đen Kon Tum
Những ngày đầu năm mới, rất nhiều người dân và du khách đã đến cao nguyên Măng Đen (tỉnh Kon Tum) để thưởng lãm hoa anh đào nở.Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc lan kim tuyến
Cây Kim tuyến là cây chịu bong, cần ẩm độ cao vì vậy để nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tếNhân giống và trồng thử nghiệm thành công cây lan Kim Tuyến
Đề tài nghiên cứu nhân giống và trồng thử nghiệm cây Kim Tuyến được tiến hành trong giai đoạn (2014-2017) với tổng kinh phí gần 600 triệu đồng từ nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ.Thưởng thức những đặc sản gì khi đến đại ngàn Kon Tum ?
Như một một thông lệ khi đi du lịch hoặc công tác ở xa, ai cũng tranh thủ tìm mua cho mình một đặc sản làm quà như được mang một tí nắng, chút gió, một phần tình cảm...Phân biệt củ Sâm dây và củ Bách bộ
I. Củ Sâm dây (Codonopsis Javanica) Tên khoa học: Codonopsis sp. Bộ Hoa chuông: Campanulales Họ Hoa chuông: CampanulaceaeTiềm năng lớn từ cây dược liệu ở Kon Tum
Với điều kiện tự nhiên đặc thù, Kon Tum có được nguồn dược liệu đa dạng, phong phú chủ yếu tập trung ở 3 huyện phía đông dãy Trường Sơn là Kon Plông, Tu Mơ Rông và Đăk Glei với 853 loài cây thuốc và nấm làm thuốc quý hiếm.Tác dụng chữa bệnh của lan kim tuyến (lan gấm)
Lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus) sinh sống trên ....Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo quản và chế biến Sâm dây
Sâm dây có thể được trồng từ củ hoặc từ cây giống được sản xuất từ được gieo tại vườn ươm hoặc ngoài đồng ruộng. Ngoài ra, tuy điều kiện đất đai, mục đích canh tác, v.v… Sâm dây có thể được trồng thuần hay trồng xen với các cây khác như ngô, lúa cạn, cà phê, sắn,…