Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc lan kim tuyến

Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc lan kim tuyến

Video quy trình kỹ thuật trồng cây kim tuyến nuôi cấy mô (phôi)

1. Chuẩn bị nhà trồng.

Cây Kim tuyến là cây chịu bong, cần ẩm độ cao vì vậy để nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế chúng ta nên trồng cây Kim tuyến trong nhà có mái che để giảm ánh sáng: Có thể dùng nhà lưới hiện đại, nhà lưới đơn giản hoặc nhà lưới che tạm tuỳ theo điều kiện canh tác. Vì trồng trong nhà kính hoặc nhà lưới sẽ ngăn cản sự xâm nhập của các loại côn trùng gây hại và giảm thiểu tối đa các yếu tố gây bệnh cho cây. Tuy nhiên việc lựa chọn nhà kính là lựa chọn tối ưu nhất với đối tượng cây này.

Đối với nhà trồng cây Kim tuyến cần chú ý một số điểm sau:

+ Dùng lưới cản quang có độ cản từ 50-70% ánh sang tán xạ để che phần trên mái và phần xung quanh nhà trồng.

+ Cần lắp đặt hệ thống phun sương trong nhà trồng.

2. Chuẩn bị giá thể

Yêu cầu đối với giá thể trồng cây Kim tuyến: Tơi xốp, thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng và không chứa mầm bệnh hại. Vì vậy giá thể dùng để trồng cây Kim tuyến được chúng tôi lựa chọn là lại giá thể gồm: 1/3 xơ dừa + 1/3 đất mặt + 1/3 phân bò được ủ với chế phẩm, phụ gia (vôi tôi 1% + tricoderma 1% + phân NPK 1% + phân lân 5% + phân vi sinh 1%), sau đó tiến hành phối trộn và ủ 2,5-3 tháng trước khi trồng.

Giá thể phải được xử lý nấm bằng ridomil gold (20g/16l nước) trước khi trồng.

3. Tiêu chuẩn cây giống trồng

Cây giống khi đưa ra trồng cần đảm bảo tiêu chuẩn sau: Cây đồng đều, to khỏe, chiều cao từ 3,5 - 5cm, số lá thật từ 2 - 4 lá, không bị sâu bệnh.

Đối với cây giống là cây in vitro cần được huấn luyện ra cây 35 ngày trước khi trồng để đảm bảo tỷ lệ sống cao nhất. Trong đó, huấn luyện cây ngoài vườn ươm 30 ngày.

4. Thời vụ trồng

Thời vụ trồng cây kim tuyến tốt nhất là vào đầu mùa mưa vào khoảng tháng 4-5 hàng năm. Tuy nhiên đối với cây Kim tuyến khi trồng trong nhà màng, chủ động điều khiển được ánh sáng, độ ẩm và nhiệt độ thì việc trồng cây kim tuyến có thể trồng quanh năm.

5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

a. Cách vào giá thể

*    Đối với trồng trên luống

Chiều rộng luống nên thiết kế khoảng 1 -1,2m, chiều dài tùy thuộc vào chiều dài nhà kính để thuận tiện trồng và chăm sóc, sau đó cho giá thể đã được chuẩn bị vào luống với độ dày của giá thể từ 20-25cm.

*    Đối với trồng trên khay hoặc chậu

Cần vệ sinh khay, chậu, vỉ xốp bằng xà phòng và khử trùng bằng dung dịch nước vôi pha loãng, sau đó đem phơi nắng để ráo nước mới đưa vào sử dụng.

Cho giá thể đã chuẩn bị sẵn vào khay sốp với độ dầy từ 15-20cm.

b. Cách trồng

-  Đối với việc trồng cây Kim tuyến trên luống hay trong khay xốp thì mật độ trồng là 5x5cm/cây. Khi trồng dùng tay nén chặt đất vừa phải sao cho thân cây thẳng đứng vuông góc với bề mặt luống trồng.

-  Sau khi trồng cần tưới nước hoặc pha Ridomil gold với nồng độ 1g/lít tưới cho cây và giúp phòng bệnh.

c.  Cách tưới nước

*    Tưới nước cho cây không trồng trong nhà kính

-   Vào hai tuần đầu mới trồng mỗi ngày cần định kỳ tưới nước 2- 3 lần đối với những ngày trời nắng, còn đối với những ngày mưa tưới 1 lần bằng hệ thống phun sương cho ẩm đề bề mặt luống.

-   Vào những ngày tiếp theo cho tới giai đoạn cây trưởng thành ta định kỳ ngày tưới 1-2 lần đối với ngày nắng, ngày mưa tưới 1 lần hoặc không tưới tùy thuộc vào ẩm độ của vườn.

*    Tưới nước cho cây trồng trong nhà kính.

-   Đối với cây trồng trong nhà kính việc việc tưới nước cho cây trong hai tuần đầu lúc mới trồng mỗi ngày cần định tưới nước 3- 4 lần đối với những ngày trời nắng bằng hệ thống phun sương cho ẩm đề bề mặt luống, vào những ngày mưa ta không cần tưới vì nhà kính khi mưa nước mưa đã đi qua lưới cản côn trùng bổ sung lượng nước cho vườn.

-   Vào những ngày tiếp theo cho tới giai đoạn cây trưởng thành ta định kỳ ngày tưới 1-2 lần đối với ngày nắng, ngày mưa tưới không tưới nước.

d. Cách bón phân

*    Giai đoạn 2 tháng đầu mới trồng

-  Sau khi trồng xong phun Ridomil gold (giúp chống chết cây con, chống dịch bệnh phát sinh trong đất).

-  Đối với cây Kim tuyến trong 2 tháng đầu mới trồng khả năng cây hấp thụ dinh dưỡng từ giá thể chưa cao vì bộ rễ cây còn yếu, cho nên định kỳ mỗi tuần 1 lần ta sử dụng phân bón lá phun bổ sung qua lá cho cây dễ hấp thụ. Phân bón lá dùng cho giai đoạn này là Atonik hoặc gibber TB nhằm bổ sung dinh dưỡng qua lá và kích thích sự sinh trưởng của rễ, thân, lá với liều dùng (1g Atonik hoặc gibber TB /1 lít H2O) phun ướt đẩm toàn thân và lá.

*    Giai đoạn sau 2 tháng trồng

Từ tháng thứ 2 trở đi bón phân theo công thức 80N : 40P2O5 : 90K2O định kỳ 2 tháng/lần, chia làm 3 lần bón bổ sung cho cây. Trong đó các lần bón trung bình bón 190,1 g/m2 (57,1g Ure + 83g lân + 50gkali).

6. Phòng trừ sâu, bệnh hại

Ø Chuột

Chuột thường phá hại cây vào buổi tối và sáng sớm. Ở những khu vực trồng thường có chuột xuất hiện, tổn thất do chuột gây ra đối với vườn trồng Lan kim tuyến rất nặng nề. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời có thể làm tổn thất 100% vườn trồng trong vài ngày.

Biện pháp phòng trừ

-   Cần rào vườn bằng lưới kín để chuột không vào được, thường xuyên thăm vườn để phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời.

-   Phun hoặc rải thuốc diệt chuột ở quanh vườn và tại các góc nếu phát hiện khu vực vườn có chuột phá hoại.

Ø Sâu khoang

-   Sâu non mới nở tập trung ở mặt dưới lá, ăn hết  lá thịt chừa lại biểu bì và gân lá. Ở tuổi 3-4 ngày sâu phân tán và cắn khuyết lá hoặc có khi cắn trụi lá, cành hoa nụ quả. Sau đó sâu chui xuống đất làm kén và hoá nhộng sinh sản lứa tiếp theo.

Biện pháp phòng trừ

-   Thườn xuyên thăm vườn và phát hiện sớm sự xuất  hiện của sâu khoang, diệt sâu bằng  ngắt ổ trứng hoặc bắt bằng tay với sâu lớn. Khi mật độ sâu nhiều ta sử dụng thuốc BVTV để diệt, ta nên sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học để hạn chế sự độc hại khi phun cho cây vì đây là cây dược liệu...

Ø Ốc sên

-   Ốc sên thường hoạt động và gây hại vào ban đêm và những ngày trời u ám.Trên Lan Kim tuyến ốc sên thường cắn đứt ngang thân cây ăn sạch lá và ngọn cây.

-   Xử lý tốt giá thể nhằm hạn chế các ổ trứng ốc sên.Thườn xuyên thăm vườn và phát hiện sớm sự xuất  hiện của ốc. có thể bắt bằng tay hoặc rải thuốc trị ốc khi thấy xuất hiện, chú ý cần rải thuốc đúng liều lượng, đúng quy cách cho phép nhằm tránh việc gây ngộ độc cho cây.

Ø Rầy nâu

-   Rệp bám vào lá, thân, cành, hoa, quả để hút nhựa cây, cây bị nặng lá sẽ quăn queo, vàng, ngọn rụi lại, nhiệt độ thích hợp cho rệp sinh trưởng từ 14 -15ºC.

Biện pháp phòng trừ

-   Chăm sóc cây ngay từ khi mới trồng. Phát hiện rệp sớm, có thể phun thuốc BVTV(penalty,…).

Ø Nhện đỏ

- Nhện đỏ chích hút mô lá của cây làm cây bị mất màu xanh chuyển sáng màu vàng, sau cùng lá sẽ bị khô đi. Màu vàng của lá dễ nhìn thấy nhất là ở mặt dưới lá

- Biện pháp phòng trừ: Nhện đỏ rất khó trị vì rất nhỏ và thường sống ở gần gân lá, nơi thuốc trừ sâu rất khó tiếp xúc. Ngoài ra, nhện tạo lập quần thể rất nhanh và nhiều. Có thể sử dụng các loại thuốc trừ nhện (confidor + dầu khoáng ...).

Ø Nấm bệnh, vàng lá

Triệu chứng

Là bệnh do các loại nấm ký sinh trên cây gây ra. Nấm bệnh tấn công các tế bào lá nên lam lá mất khả năng quang hợp và bị vàng đi dần cây sẽ bị chết.

Biện pháp quản lý

-   Nguồn cây con sạch bệnh, cây giống không bị nhiễm nấm bệnh

-   Nhổ triệt để cây bị bệnh nếu phát hiện, tiêu huỷ nơi xa.

-   Không bón phân chuồng tươi, nước có mầm bệnh.

-   Sử dụng các loại thuốc như Ridomil, daconil, mancozec… phun định kỳ để phòng bệnh.

Ø Chết rụt, thối thân

+ Triệu chứng và đặc điểm lây lan

Cây héo đột ngột, lá còn xanh, cây bị thối ngang thân

Là bệnh do vi khuẩn gây nên, vi khuẩn thích hợp trong điều kiện nhiệt độ 27°C, xâm nhập qua vết thương vào cây.

+ Biện pháp quản lý:

Nguồn cây con sach bệnh: Kỹ thuật làm vườn ươm phải đảm bảo hạt giống sạch bệnh, trồng trên đất vụ trước không bị bệnh hoặc không trồng cây họ cà.

-   Nhổ triệt để cây bị bệnh nếu phát hiện, tiêu huỷ nơi xa.

-   Đất ruộng chua có thể bón vôi bột (20kg/sào) khi làm đất.

-   Không bón phân chuồng tươi, nguồn nước có mầm bệnh.

-   Không để giống trên ruộng đã bị bệnh.

7. Thu hoạch, bảo quản.

*    Thu hoạch

Cây Kim tuyến sau khi trồng từ 1 năm đến 16 tháng có thể thu hoạch tất cả các bộ phận cây. Đối với cây Kim tuyến khi thu hái nên thu hái vào buổi sang sớm là tốt nhất, khi bề mặt lá và thân đều khô ráo. Tuy nhiên để thu hoạch lan Kim tuyến được hiệu quả cao nhất ta nên thu hoạch khi cây đang có hoa, vào thời này trọng lượng cây đạt là cao nhất.

*    Bảo quản

Cây kim tuyến có thân và lá chứa nhiều nước nên thu hoạch xong cần vận chuyển trong thời gian nhanh nhất (muộn nhất 24 giờ) tránh hao hụt chất lượng cây, mất nước.

 Đối với cây Kim tuyến khi sử dụng có thể dùng dạng tươi hoặc khô, tuy nhiên hiện nay trên thị trường  thường dùng sản phẩm tươi là chủ yếu vì vậy đối với mỗi cách ta cần chú ý một số điểm sau.

+ Đối với trường hợp dùng tươi: Sau khi thu hái ta chỉ rủ nhẹ thân cây để làm sạch một phần đất bám trên rể, không nên rữa vì khi vận chuyển xa có thể làm cho cây bị thối. Còn sử dụng ngay tại chổ ta tiến hành rửa sạch đất cát bám trên thân lá, hong cây nơi thoáng mát cho ráo nước rồi đưa vào sử dụng như ( Ngâm rựu, nấu nước uống, dùng rau.. .

+ Đối với trường hợp dùng khô: Sau khi thu hái ta tiến hành rửa sạch đất cát bám trên thân lá, hong cây nơi thoáng mát cho khô. Nếu ngày nắng ta có thể phôi khô còn ngày mưa ta có thể sấy khô. Có 2 cách sấy khô ( Sấy khô bằng máy sấy thông thường ở 50oc hoặc sấy lạnh) tuy nhiên cách sấy lạnh là tốt nhất vì cách sấy này ít làm mất giá trị dinh dưỡng của cây. Sau khi sấy khô ta cho vào bao Nilon và dùng máy hút chân không để hút hết không khí ra khỏi bì đựng Kim tuyến sau đó dập miệng. đối với phương pháp sấy khô ta bảo quản được sản phẩm đi xa và thời gian sử dụng lâu hơn.


Các bài viết khác

Gọi điện SMS Chỉ đường