Phân biệt củ Sâm dây và củ Bách bộ
Phân biệt củ Sâm dây và củ Bách bộ
I. Củ Sâm dây (Codonopsis Javanica)
Tên khoa học: Codonopsis sp.
Bộ Hoa chuông: Campanulales
Họ Hoa chuông: Campanulaceae
Sâm dây là loài dây leo thảo, sống nhiều năm. Toàn cây có nhựa mủ trắng, nhất là bộ phận non và lá. Rễ củ hình trụ dài, phân nhánh, nạc. Lá mọc đối, có cuống, phiến lá mỏng, hình tim hoặc gần hình trứng, dài 2 - 5cm, rộng 1,5 - 3,5cm, mép khía răng cưa nguyên, mặt trên lá màu xanh nhạt, mặt dưới màu trắng xanh. Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá, hình chuông, màu trắng, hoặc hơi vàng, họng có vân tím. Lá đài 5, hình mác nhọn, tồn tại. Tràng hoa chia thành 5 thùy tam giác nhọn. Nhị 5. Bầu 5 ô. Quả nang, có núm, khi chín màu tím đen. Hạt nhiều, nhỏ, màu vàng nâu.
Mùa ra hoa từ tháng 1 - 5, mùa quả chín tháng 6 - 9. Cây ở các tỉnh phía Nam như Lâm Đồng, Kon Tum có mùa hoa quả muộn hơn khoảng 3 tháng.
Cây có thể lụi vào mùa đông hoặc mùa khô (đối với các tỉnh phía nam). Đến mùa xuân hoặc đầu mùa mưa, từ gốc mọc lên 1 - 2 chồi và sinh trưởng rất nhanh.
Sâm dây thường mọc ở ven rừng, nương rẫy, trảng cỏ tranh ở độ cao khoảng 700m trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và 1.200m đối với các tỉnh phía Nam. Cây ưa ẩm, sáng và có thể chịu bóng, ưa mọc nơi đất tốt nhiều mùn. Cây thường leo lên các loại cây cỏ khác. Có một số nơi mọc tương đối tập trung, nhưng không trở thành cây ưu thế.
Sâm dây là loài có rễ ăn sâu, nói chung cây sống ở nơi đất ẩm, tơi xốp, thoát nước tốt, tầng đất dày, dù là ở đất hoang hay đất thuần thục cây đều mọc tốt. Chúng mọc tốt nhất là ở đất thịt nhẹ, có nhiều chất mùn. Ở nơi khí hậu khô hạn, nên trồng về phía khuất mặt trời hay ở những nơi râm mát.
Trong quá trình sinh truởng, khi thân Sâm dây bò trên đất thì từ các đốt thân hình thành các cụm rễ mới. Hiện nay, nguồn giống để trồng từ củ được khai thác trong rừng. Nếu tính về lợi ích kinh tế và giá trị bảo tồn thì cách thức trồng này là chưa phù hợp. Bên cạnh đó, muốn trồng ở quy mô lớn, phát triển thành cây hàng hóa thì nguồn giống trong tự nhiên sẽ không cung cấp đủ. Vì vậy, việc trồng Sâm dây phải tính đến phương pháp nhân giống thích hợp, hiệu quả nhằm tạo nguồn giống chất lượng cho phát triển sản xuất.
II. Củ Bách Bộ (Stemona tuberosa Lour)
Theo Từ điển Cây thuốc Việt Nam, Bách bộ, còn có tên Củ ba mươi (vì đào một dây có thể thu đến 30 củ), tên khoa học là Stemona tuberosa Lour thuộc họ Bách bộ - Stemonaceae. Đây là loài dây leo có thân mảnh, nhẵn, dài đến 6-8m, ở gốc có nhiều rễ củ mọc thành chùm, 20-30 củ, có khi tới gần một trăm củ, dài 15-20cm, đường kính đến 1,5-2cm. Lá mọc đối hay so le, giống lá Củ nâu, nhưng đặc biệt có hệ gân ngang dày song song với các gân chính hình cung, dài 10-15cm, rộng 4-7cm, chóp lá nhọn kéo dài. Cụm hoa ở nách lá, có cuống dài 2-4cm, mang 1-2 hoa to. Bao hoa có 4 bộ phận, dài 5cm, rộng 4mm, mặt ngoài màu vàng lục, mặt trong màu đỏ tươi, có mùi thối; 4 nhị dài 4-5cm. Quả nang chứa nhiều hạt. Cây ra hoa tháng 3-6, có quả tháng 6-8.
Bách bộ thường mọc hoang trên đất có nhiều mùn, trên nương rẫy, núi đồi, ven rừng, ven suối, có phân bố từ Hà Giang, Bắc Cạn đến Đồng Nai, An Giang. Còn có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Philippines.
Để làm thuốc người ta thu hoạch củ vào mùa xuân hoặc mùa thu. Cắt bỏ rễ con, rửa sạch, nhúng trong nước sôi, hoặc đồ vừa chín. Loại nhỏ để nguyên, loại to bổ dọc dài, phơi nắng hoặc sấy khô.
Theo Đông y, củ Bách bộ có vị đắng, tính hơi ấm, hơi có độc, có tác dụng nhuận phế, giảm ho, sát trùng, diệt sâu, trừ ngứa. Thường dùng trị: viêm khí quản, lao phổi, ho gà; lỵ amip; bệnh giun móc, giun đũa, giun kim; tình trạng ngứa ngáy da, eczema, viêm da.
Thành phần chủ yếu trong Bách bộ là stemonin, có tác dụng làm giảm tính chất hưng phấn của trung khu hô hấp của động vật, có tác dụng ức chế phản xạ của ho, còn làm cho giun bị tê liệt, làm chết rận rệp và có tác dụng kháng sinh đối với vi khuẩn đường ruột, vi trùng bệnh lỵ, bệnh phó thương hàn.
Ngày dùng 4-12g, dạng thuốc sắc, thuốc viên hay thuốc bột, uống liều 4-6 ngày. Dùng ngoài, ngâm trong cồn, đun sôi trong nước, hoặc nấu cao để bôi, hay nghiền bột mà dùng.
Nhân dân còn dùng Bách bộ sắc nước thêm đường cho ruồi ăn chết tới 60%. Dung dịch 1/20 giết chết bọ gậy 100%. Rắc bột Bách bộ vào hố phân, giòi chết 100%. Đốt rễ củ hơ khói để diệt ruồi, muỗi, bọ chó, rận. Nước sắc dùng gội đầu, ngâm quần áo diệt được chấy rận.
Ðơn thuốc:
1. Hen khí quản: Bách bộ, Tử uyển, Hạnh nhân, mỗi vị 10g, Bối mẫu 6g, sắc uống.
2. Ho gà: Bách bộ, Hạ khô thảo, mỗi vị 10g sắc uống.
3. Lao phổi: Bách bộ 20g, Hoàng cầm, Đơn bì, Đào nhân đều 10g. Sắc uống ngày 1 thang, liệu trình 3 tháng.
4. Chữa viêm họng mạn tính: Bách bộ 500g, sắc 3 lần, đem cô đặc, pha thêm mật ong thành xi-rô,mỗi lần uống 1 muỗng canh, ngày 2-3 lần.
5. Tẩy giun kim: Bách bộ 30g sắc lấy nước thụt lưu đại tràng trong 2-3 tối.
6. Trị bệnh mũi đỏ: Bách bộ 50g, ngâm trong 100ml cồn 95o, sau 10 ngày dùng bôi 3 lần, liệu trình trên 1 tháng.
Lưu ý: Quý ông nào lỡ mua “sâm” Bách bộ ngâm rượu cần lưu ý, chớ “nhậu tới bến” rất nguy hiểm. Bởi lẽ dùng nhiều Bách bộ sẽ ngộ độc, gây tê liệt trung khu hô hấp, có thể tử vong. Khi ngộ độc nhẹ, có thể giải độc bằng nước ép gừng tươi thêm một ít giấm ăn. Trường hợp nặng, phải đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu
Tác giả bài viết: dacsanngoclinh.com
Các bài viết khác
- Mùa hoa Mai anh đào trên cao nguyên Măng Đen Kon Tum
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc lan kim tuyến
- Nhân giống và trồng thử nghiệm thành công cây lan Kim Tuyến
- MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP HAY: HƯƠNG NHU - MACCA - ĐÀN HƯƠNG
- Thưởng thức những đặc sản gì khi đến đại ngàn Kon Tum ?
- Thạch tùng răng cưa cây thuốc quý cho bệnh sa sút trí tuệ
- Kon Tum: Phát triển cây dược liệu thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh
- 5 tác dụng kỳ diệu của quả ươi mà bạn nên biết
- Tiềm năng lớn từ cây dược liệu ở Kon Tum
- Tác dụng chữa bệnh của lan kim tuyến (lan gấm)
Mùa hoa Mai anh đào trên cao nguyên Măng Đen Kon Tum
Những ngày đầu năm mới, rất nhiều người dân và du khách đã đến cao nguyên Măng Đen (tỉnh Kon Tum) để thưởng lãm hoa anh đào nở.Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc lan kim tuyến
Cây Kim tuyến là cây chịu bong, cần ẩm độ cao vì vậy để nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tếNhân giống và trồng thử nghiệm thành công cây lan Kim Tuyến
Đề tài nghiên cứu nhân giống và trồng thử nghiệm cây Kim Tuyến được tiến hành trong giai đoạn (2014-2017) với tổng kinh phí gần 600 triệu đồng từ nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ.Thưởng thức những đặc sản gì khi đến đại ngàn Kon Tum ?
Như một một thông lệ khi đi du lịch hoặc công tác ở xa, ai cũng tranh thủ tìm mua cho mình một đặc sản làm quà như được mang một tí nắng, chút gió, một phần tình cảm...Phân biệt củ Sâm dây và củ Bách bộ
I. Củ Sâm dây (Codonopsis Javanica) Tên khoa học: Codonopsis sp. Bộ Hoa chuông: Campanulales Họ Hoa chuông: CampanulaceaeTiềm năng lớn từ cây dược liệu ở Kon Tum
Với điều kiện tự nhiên đặc thù, Kon Tum có được nguồn dược liệu đa dạng, phong phú chủ yếu tập trung ở 3 huyện phía đông dãy Trường Sơn là Kon Plông, Tu Mơ Rông và Đăk Glei với 853 loài cây thuốc và nấm làm thuốc quý hiếm.Tác dụng chữa bệnh của lan kim tuyến (lan gấm)
Lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus) sinh sống trên ....Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo quản và chế biến Sâm dây
Sâm dây có thể được trồng từ củ hoặc từ cây giống được sản xuất từ được gieo tại vườn ươm hoặc ngoài đồng ruộng. Ngoài ra, tuy điều kiện đất đai, mục đích canh tác, v.v… Sâm dây có thể được trồng thuần hay trồng xen với các cây khác như ngô, lúa cạn, cà phê, sắn,…