Sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh


Mã Code: DSNL013

Hotline: 0987 872 279 - 0985522343 (ZALO)

Giá bán: 120,000 đ

Một trong những niềm tự hào và cũng là đóng góp quan trọng của Việt Nam đối với nền y học thế giới đó là: Sâm Ngọc Linh – sâm của Việt Nam. Sâm Ngọc Linh được đánh giá là loại sâm tốt nhất thế giới hiện nay

Số lượng:


Sâm Ngọc Linh – loài sâm tốt nhất thế giới

Lên núi xem người Xơ Đăng trồng Sâm ngọc Linh

1/ Sâm Ngọc Linh – loài sâm quý của Việt Nam và thế giới

Một trong những niềm tự hào và cũng là đóng góp quan trọng của Việt Nam đối với nền y học thế giới đó là: Sâm Ngọc Linh – sâm của Việt Nam. Sâm Ngọc Linh được đánh giá là loại sâm tốt nhất thế giới hiện nay

Sâm Ngọc Linh là loại sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới, chỉ mọc ở nơi có độ cao từ 1200 mét trở lên, được phát hiện vào năm 1973 trên núi Ngọc Linh (tỉnh Kon Tum). Đây là một loại cây thân thảo sống lâu năm, cao 40 cm đến 100 cm, thân rễ có sẹo và các đốt như đốt trúc, có màu lục hoặc hơi tím, đường kính thân độ 4-8mm. Sâm Ngọc Linh còn gọi là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm (sâm K5), sâm Trúc (sâm đốt trúc, trúc tiết nhân sâm) củ ngải rọm con hay cây thuốc giấu.

Sâm ngọc linh củ giống

2/ Giá trị dược liệu của Sâm Ngọc Linh

Hàm lượng ginosenosides trong mỗi loại nhân sâm khác nhau. Trong đó trong nhân Sâm Hàn Quốc “chất lượng” với 24 ginsenosides, tiếp theo là Trung Quốc 15 ginsenosides, rồi đến nhân sâm Hoa Kỳ 14 ginsenosides. Trong khi đó, theo kết quả nghiên cứu từ năm 1978 của Bộ Y tế Việt Nam, phần thân rễ của cây sâm Ngọc Linh Việt Nam chứa 26 hợp chất saponin có cấu trúc hóa học đã biết và 24 saponin có cấu trúc mới không có trong các loại sâm khác. Những kết quả nghiên cứu, phân lập thành phần hóa học mới nhất được công bố còn kéo dài danh sách saponin của sâm Ngọc Linh hơn nữa, lên tổng cộng 52 loại. Như vậy, sâm Việt Nam là một trong những loại sâm có hàm lượng saponin nhiều nhất.

Ngoài ra, các bộ phận trên mặt đất của sâm như lá, thân (cọng) Sâm Ngọc Linh đã phân lập được SaponinDammaran, trong đó có 8 Saponin có cấu trúc mới. Các công trình nghiên 19 cứu đã xác định được thành phần dược tính trong Sâm Ngọc Linh có 17 acidamin, 20 chất khoáng vi lượng và hàm lượng tinh dầu là 0,1%.

Tác dụng của Sâm Ngọc Linh dựa trên nghiên cứu dược lý lâm sang: những nghiên cứu dược lý lâm sàng của Sâm Ngọc Linh cũng cho kết quả tốt: các bệnh nhân được thử nghiệm sử dụng Sâm Ngọc Linh để hỗ trợ điều trị bệnh của mình đều ăn ngon, ngủ tốt, lên cân, tăng thị lực, hoạt động trí tuệ và thể lực cải thiện, gia tăng sức đề kháng, cải thiện các trường hợp suy nhược thần kinh và suy nhược sinh dục, nâng cao huyết áp người bị huyết áp thấp.

3/ Đặc điểm của Sâm Ngọc Linh và cách phân biệt

Đặc điểm Sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh trồng nhìn tổng thể củ sâm mập mạp. Phải có nhiều rể bám xung quanh củ cái và một ít trên thân củ. Phải có củ cái rõ ràng (do Sâm trồng gieo bằng hạt nên có củ cái sau đó mới mọc tiếp. Các mắc trên thân củ Sâm thường so le nhau (hình đốt trúc), mỗi năm chỉ mọc một thân và khi thân rụng trở thành đốt (mắc Sâm).

Sâm Ngọc Linh mọc tự nhiên mọc trong rừng sâu, có nhiều đốt hơn, ít rễ, cũng có củ cái rõ ràng nhưng thường nhỏ hơn củ cái của Sâm trồng (nếu củ cái bị gãy phải có dấu đứt gãy).

Sâm ngọc linh 10 năm tuổi

Đặc điểm chung:

+ Sâm Ngọc Linh có các đốt so le nhau (hình đốt trúc), đôi khi cũng có những củ có các đốt thẳng hàng, không so le nhau nhiều nhưng các bước đốt phải cách nhau rõ ràng, không “đè” liên tục lên nhau như củ Tam Thất.

+ Sâm Ngọc Linh khi rửa sạch củ có màu vàng nâu hoặc màu xanh xám. Khi cắt lát củ Sâm, Sâm Ngọc Linh bên ngoài da màu vàng nâu thì bên trong thường là màu vàng và có lõi vàng hoặc pha màu tím nhạt. Sâm Ngọc Linh bên ngoài da màu xanh xám thường thì ruột bên trong có màu hơi tím, lõi cũng có màu tím.

+ Mùi vị: Sâm Ngọc Linh khi nhai có vị đắng, sau đó trả lại vị ngọt thanh và có mùi thơm đặt trưng của sâm.

Cách nhận biết sâm Ngọc Linh thật

Đầu tiên, người mua nên quan tâm là về hình dáng củ. Th.S Lê Thanh Sơn (cán bộ Khoa Thực vật và Tài nguyên cây thuốc, Viện Dược liệu - Bộ Y tế) cho biết: Trên thị trường hiện nay, để sâm Ngọc Linh có khối lượng lớn khoảng 1-2 lạng là rất khó, vì suốt từ khoảng những năm 1980, người dân đã săn lùng sâm chẳng khác gì đi tìm trầm, nguồn sâm đã cạn kiệt.

Hiện 4 – 5 loại sâm Ngọc Linh giả được Th.S Lê Thanh Sơn và các đồng nghiệp tại Viện Dược liệu phát hiện gồm: Loại giả thứ nhất cũng là giả cao cấp nhất (1A) là sử dụng một loại sâm có ở biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, cùng chi Panax (chi nhân sâm). Hiện tại, chưa thể định danh được loài này. Tuy nhiên, qua xét nghiệm DNA ở Liên Xô, đây rất có thể là một loài mới chưa từng công bố (ghi nhận) ở Việt Nam. DNA giống với sâm Ngọc Linh tới 97%.Loại sâm giả thứ 2 là sâm Vũ Diệp và Tam thất hoang. Tuy cùng chi nhân sâm nhưng so với giá trị, tác dụng bồi bổ cơ thể kém hơn so với sâm Ngọc Linh và thậm chí cũng kém hơn so với loại giả 1A đã nói ở trên. Ngoài ra, một số hộ kinh doanh, buôn bán sâm Ngọc Linh vì lợi nhuận kinh tế đã sử dụng một số loài thuộc họ Araceae (họ Ráy) để đánh lừa khách hàng, biến chúng thành loại sâm “giả” tồi tệ nhất, nguy hiểm nhất. Không ít người khi đi mua đã nhấm thử và sau một thời gian, toàn bộ môi, miệng bị phồng rộp. Những loài thuộc họ ráy này nếu ở trong trạng thái héo, người mua lại càng khó phân biệt bởi hình dáng bên ngoài hoàn toàn giống với sâm Ngọc Linh thật. “Nếu người dân mua phải loại này về ngâm rượu uống chưa biết tác hại của nó sẽ như thế nào, nhưng chắc chắn nó không có tác dụng về bồi bổ cơ thể” Th.S Lê Thanh Sơn khẳng định.Thêm nữa, một số củ của những loài khác như củ Hoàng tinh loại nhỏ hoặc củ Bảy lá một hoa (củ rắn cắn) loại nhỏ… một số loại củ có thân đốt giống sâm Ngọc Linh, theo Th.S Lê Thanh Sơn đều có thể làm “giả” được.

Ngoài ra, nếu là sâm Vũ Diệp hoặc Tam thất hoang thì củ thường không tròn mà có hình dáng hơi dẹt, khi nếm vị đắng thường ít và có cảm giác hơi ngứa ở đầu lưỡi.

Vườn trồng Sâm Ngọc Linh

Còn loại 1A chưa biết tên (đã nêu ở trên – pv), vị đắng mạnh hơn cả sâm Ngọc Linh, xộc hẳn vào trong họng, có khi, khách vừa nhấm vào miệng đã phải nhè ra ngay. Ngược lại, sâm Ngọc Linh thật “tiền khổ, hậu khổ, hậu khổ khổ” tức là khi nếm có vị đắng, về sau cũng đắng nhưng vị đắng của nó dịu và thanh.

Một cách phân biệt bằng trực quan đó là dựa vào mầu của đất bám trên rễ sâm, độ dầy (độ bì) của vỏ rễ củ.

Th.S Lê Thanh Sơn cho biết: Vỏ ngoài của củ sâm Ngọc Linh bao giờ cũng mỏng và nhẵn, không xù xì, trong khi các loại sâm giả thường rất dày, sờ vào thấy bì bì, nhìn xa giống như màu da tê giác. Vì mọc tự nhiên trên đỉnh núi Ngọc Linh nên sâm Ngọc Linh luôn có mùi nồng nồng của đất mùn trên núi đá. Còn các loại sâm giả mọc chủ yếu ở đất Feralit đỏ vàng hoặc nâu nên nếu khách mua để ý, hoàn toàn có thể cạy được những loại đất này bám trên ngóc ngách của củ sâm.

Sự khác nhau giữa sâm ngọc linh và tam thất

Do củ Tam Thất mới nhìn rất giống Sâm Ngọc Linh tự nhiên và Sâm Ngọc Linh trồng bán tự nhiên, nên nhiều người bán bất hảo đã lợi dụng sự khó phân biệt này để trục lợi. Tuy nhiên, nếu “dân trong nghề” nhìn củ Tam Thất sẽ biết ngay.

Vẫn có cách để người mua nhận dạng được củ Tam Thất đó là: Các đốt Tam Thất nhìn rất nhặt, đều nhau, ít so le (cùng nằm trên một hàng của thân củ). Củ cái của Tam Thất thường nhỏ, đôi khi không có. Thân củ Tam Thất dẹp, thân củ Sâm Ngọc Linh tròn hơn.

Màu của củ Tam Thất vàng pha trắng hoặc xanh có phớt vàng. Khi chưa rửa sạch, để gần mũi, Sâm Ngọc Linh có mùi thơm đặc trưng của sâm, còn Tam Thất thì không.

Nếu như Sâm Ngọc Linh có vị đắng, sau đó trả lại vị ngọt thanh và có mùi thơm đặt trưng của sâm, thì khi nhai củ Tam Thất có vị đắng, cứng, giòn, không có mùi thơm. Tam Thất khi cắt lát nhìn trắng phếu, đôi khi có pha chút màu tím trong lõi.

4/ Cách chế biến, bảo quản và sử dụng sâm Ngọc Linh

Cách sử dụng Sâm Ngọc linh Một số cách sử dụng Sâm Ngọc Linh thông dụng mà bạn có thể tham khảo:

Cách 1: Ngậm tan Sâm Ngọc Linh trong miệng:

Đây là cách cơ bản và đơn giản nhất: dùng cho những người bệnh lâu ngày, mệt mỏi, kém ăn, và mắc chứng “phế hư”: chức năng hô hấp kém, phổi yếu, thở gấp, hen suyễn.

Cách 2: Sâm Ngọc Linh tẩm mật ong:   Đây là cách sử dụng Sâm Ngọc Linh tốt và mang lại nhiều tác dụng nhất. Cách làm: bạn hãy rửa củ sâm thật sạch xong cắt lát mỏng và xếp từng lát sâm vào bình bằng thủy tinh hoặc bằng sành đổ mật ong đầy ngập sâm, đóng nắp kín trong thời gian khoảng 1 tháng là có thể dùng được, mỗi ngày ngậm từ 3- 5 lát sâm. Các bạn nên sử dụng loại mật ong rừng nguyên chất để ngâm sâm. Sâm Ngọc Linh tẩm mật ong

Cách 3: Sử dụng Sâm Ngọc Linh theo kiểu pha trà uống: Cách làm: Sâm Ngọc Linh thái mỏng thành nhiều lát, khi dùng cho vài lát Sâm (1g – 2g) vào ấm, đổ nước sôi vào pha như trà. Sau 5 phút có thể sử dụng. Có thể dùng vài lần như vậy cho đến khi cảm thấy vị nhạt dần thì lấy bả ra nhai và nuốt dần.

Cách 4: Sâm Ngọc Linh ngâm rượu: Dùng cho người mọi người để bồi bổ sức khỏe, đặc biệt là nam giới, những nhười phải uống bia rượu nhiều, nên thay thế bằng rượu sâm ngọc linh để bảo vệ gan thận, bồi bổ sức khỏe. Cách làm: Rửa sạch sâm, ngâm vào rượu 50 – 70 độ , và đặc biệt phải ngâm vào bình thủy tinh. Phải ngâm 3 tháng trở lên thì khi sử dụng mới thấy có tác dụng tốt cho cơ thể . Ngâm Sâm Ngọc Linh với tỉ lệ 100g Sâm Ngọc Linh ngâm với từ 2-3 lít rượu, mỗi ngày dùng 50-100(ml)

Cách 5: Nấu cháo với sâm Ngọc Linh: Dùng cho người mắc các chứng bệnh mãn tính đường tiêu hóa, người già suy yếu, răng hỏng nhiều. Cách làm: Dùng 3g Sâm Ngọc Linh thái lát rồi sắc với nước, sau đó cho thêm gạo và nước vào nấu thành cháo. 

Sâm ngọc linh


ĐẶC SẢN NGỌC LINH

"UY TÍN - CHẤT LƯỢNG - NÓI KHÔNG VỚI HÀNG GIẢ"

KHÔNG HÀI LÒNG, HOẶC NGHI NGỜ CÓ THỂ TRẢ LẠI

XIN VUI LÒNG GỌI ĐIỆN THOẠI ĐẶT TRƯỚC

Điện thoại : 0985 522 343 - 0987 872 279

Emailtathuy.khcn@gmail.com

Website: www.dacsanngoclinh.com

NGOÀI RA CHÚNG TÔI CÒN CUNG CẤP HẠT GIỐNG, CỦ GIỐNG, CÂY GIỐNG SỐ LƯỢNG LỚN, AI CẦN CÓ THỂ GỌI CHO CHÚNG TÔI, XIN CẢM ƠN !


SẨM PHẨM KHÁC


Gọi điện SMS Chỉ đường