Giảm nghèo - Hướng mở từ phát triển cây Sâm dây
Cùng với “Thuốc giấu” Sâm Ngọc Linh, Hằng đảng sâm (Sâm dây) được xem là sản vật quý của vùng núi Ngọc Linh. Từ hoang dại nơi núi cao rừng thẳm, Sâm dây đã theo người dân cần cù về với rẫy nương, đồng đất gần gụi, trở thành cây trồng đem lại thu nhập, giúp các hộ bà con dân tộc thiểu số địa phương giảm nghèo, ổn định và phát triển cuộc sống.
Sâm dây ở vùng Ngọc Linh, tỉnh Kon Tum
|
Sâm dây trong đời sống của đồng bào vùng núi Ngọc Linh
Hằng đảng sâm (Sâm dây), người Xê Đăng ở vùng núi Ngọc Linh (Kon Tum) gọi là cây Tu lú; với đồng bào các dân tộc phía Bắc, có các tên gọi khác như cây Đùi gà, Nằm Cày cáy, O nha ròn, Cang ho… Sâm dây là loại thân thảo, leo dây hoặc mọc bò, củ có vị ngọt, hơi đắng, tính âm; theo đông y, có tác dụng làm mạnh tỳ, vị , bổ phế, trừ ho. Sâm dây được sử dụng để làm thuốc bổ, chữa ho, bổ trợ tiêu hóa... Cùng với Sâm Ngọc Linh, Sâm dây là loài dược liệu quý của núi rừng vùng Đông Trường Sơn, thuộc một số xã của các huyện vùng sâu, vùng xa,đặc biệt khó khăn Tu Mơ Rông, Kon Plông và Đăk Glei- Nơi địa hình rừng núi có độ cao trung bình trên 1000m so với mặt nước biển và khí hậu đặc thù .
Bà Y Lan - Người dân làng Đăk Sông, xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông cho hay, những năm 80 của thế kỷ trước, cũng như Sâm Ngọc Linh, Sâm dây còn rất nhiều, mọc lan trong rừng Măng Ri, Tê Xăng. Bà con lấy củ về nấu nước uống, lấy lá nấu canh. Sâm dây mát, lành, bồi bổ sức khỏe, thay cho thuốc thang. Những năm sau này, khi trở thành hàng hóa, Sâm dây trong tự nhiên ngày càng giảm sút do khai thác ồ ạt theo kiểu “tận thu”. Loài Sâm dây đứng trước nguy cơ cạn kiệt nếu không được khôi phục, bảo vệ và phát triển.
Mấy năm gần đây, cái tên “Y HLạng” đã vượt ra khỏi ranh giới xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông. Người phụ nữ nhỏ bé, đảm đang, tháo vát này đã tiên phong đưa cây Sâm dây từ rừng về trồng trong vườn rẫy ở địa phương. Sinh ra và lớn lên ở vùng rừng núi Ngọc Linh xa xôi, Y HLạng hiểu hơn ai hết vốn quý mà thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất mà mình gắn bó. Được tham gia công tác ở địa phương, chị có điều kiện nhận thức đúng đắn hơn đối với những vấn đề đặt ra trong sinh hoạt, cuộc sống cộng đồng dân cư. Kể từ lúc cần mẫn nhặt nhạnh những củ Sâm dây về trồng trên rẫy mì, rẫy lúa vào năm 2009, đến khi được sự hỗ trợ, động viên, khích lệ của các cán bộ kỹ thuật triển khai Đề tài nghiên cứu nhân giống loại dược liệu này giai đoạn 2010-2011, đến nay, gia đình chị đã ổn định 1 hec- ta Sâm dây, thu hoạch bình quân cả trăm triệu đồng/ năm. Không chỉ thoát nghèo, gia đình chị Y HLạng còn làm được nhà cửa khang trang, nuôi dạy con cái ăn học đến nơi đến chốn.
Chị Y HLạng thu hoạch sâm dây trồng xen mì
|
Nghiên cứu, hỗ trợ trồng sâm dây
Xác định rõ vai trò của Sâm dây trong cơ cấu cây trồng ở địa phương, bằng nguồn vốn sự nghiệp, huyện Tu Mơ Rông đã đầu tư triển khai một số mô hình và hỗ trợ trồng Sâm dây trên đất rẫy. Ông Hà Hồng Duy- Phó chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông xác nhận, những năm 2010-2011,Trạm khuyến nông huyện đầu tư xây dựng mô hình trồng Sâm dây quy mô 0,4 ha, với sự tham gia của 15 hộ thuộc 04 xã . Phòng NN&PTNT huyện hỗ trợ 924.000 cây giống sâm dây để trồng tại 05 xã. Trên địa bàn huyện hiện bước đầu đã phát triển được khoảng 10 ha Sâm dây chủ yếu theo mô hình sản xuất hộ gia đình.
Từ tháng 8/2010 đến tháng 8/2013, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công Nghệ (Sở KH & CN tỉnh) đã triển khai Đề tài “Nghiên cứu xác định phương pháp nhân giống và trồng cây sâm dây”. Đề án kết thúc với kết quả thu được “Quy trình trồng, chăm sóc, bảo quản cây sâm dây” và “Quy trình kỹ thuật nhân giống cây sâm dây”. Đó, là điều kiện kỹ thuật cần thiết, là cơ sở quan trọng cho việc mở rộng diện tích Sâm dây, đồng thời là nền tảng để ngành Khoa học và Công nghệ tỉnh tiếp tục triển khai đề án Dự án Ứng dụng tiến hộ khoa học và kỹ thuật xây dựng mô hình trồng cây Sâm dây Kon Plông, Tu Mơ Rông và Đăk Glei trong giai đoạn 2014-2016 tại 3 huyện.
CB kỹ thuật hướng dẫn bà con trồng và chăm sóc sâm dây |
Kể từ khi được bắt đầu thu mua tại điạ bàn huyện Tu Mơ Rông vào những năm 2005-2006, đến nay, Sâm dây luôn khẳng định giá trị của mình. Thời điểm thu hoạch sâm dây tập trung từ tháng 3 đến 5 hàng năm, gía thu mua tại địa bàn phổ biến từ 35.000 đồng đến 70.000 đ/kg củ tươi. Đầu tháng 11/2014, giá bán Sâm dây khô ở xã Măng Ri, Tê Xăng (huyện Tu Mơ Rông) vẫn ổn định ở mức 500.000 đ/kg (loại 1) và phổ biến 370.000- 400.000đ/kg tùy theo các loại khác. Sâm dây thực sự có khả năng trở thành cây giảm nghèo của đồng bào dân tộc vùng núi Ngọc Linh. Tuy vậy, đáng tiếc là khả năng nhân rộng mô hình và mức độ hỗ trợ trồng Sâm dây, nhất là tại vùng trọng điểm Măng Ri thời gian qua còn hạn chế.
Xác định giảm nghèo bền vững từ Sâm dây
Để sâm dây phát triển thành sản phẩm chủ lực giúp dân giảm nghèo, ngoài thuận lợi về quy trình kỹ thuật đã được xác định, loại cây này rất cần có một chiến lược, kế hoạch cụ thể, đảm bảo cho quá trình đầu tư, khai thác, tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay, Sâm Ngọc Linh đã được xác định là sản phẩm chủ lực của tỉnh. Nên chăng, huyện Tu Mơ Rông và các huyện (Đăk Glei, Kon Plông), tùy vào tình hình thực tế của mình, cũng cần xác định rõ “vị trí” của cây Sâm dây trong cơ cấu cây trồng của địa phương, làm cơ sở cho việc tập trung các nguồn lực phát triển theo quy hoạch, kế hoạch; gắn với giải pháp tiêu thụ sản phẩm giúp bà con giảm nghèo bền vững. Cùng với khả năng khá dồi dào về lực lượng lao động tại chỗ, “vốn” là vấn đề quan trọng, mang tính quyết định đến quy mô mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng sản phẩm sâm dây đối với các địa phương. Hiện nay, ngoài một số kinh phí hỗ trợ sản xuất theo chương trình 135, chương trình 30a của Chính phủ dành cho các huyện nghèo và vùng đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn, thì vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội chính là kênh tín dụng ưu đãi rất đáng kể. Hiện nay, Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên đã được khởi động cũng chính là điều kiện thuận lợi để tỉnh Kon Tum tranh thủ nguồn lực cho chương trình phát triển các sản phẩm chủ lực góp phần giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số địa phương.
Có thể nói, mọi điều kiện cơ bản đã được hội tụ để Sâm dây có thể giúp đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn ở vùng có địa hình, khí hậu đặc thù của tỉnh Kon Tum giảm nghèo, ổn định và phát triển kinh tế.Vấn đề đặt ra, là những bước đi cụ thể và những giải pháp phù hợp sẽ đi vào thực tế cuộc sống trong thời gian tới./.
Nguồn :http://www.kontum.gov.vn/
Các bài viết khác
- Mùa hoa Mai anh đào trên cao nguyên Măng Đen Kon Tum
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc lan kim tuyến
- Nhân giống và trồng thử nghiệm thành công cây lan Kim Tuyến
- MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP HAY: HƯƠNG NHU - MACCA - ĐÀN HƯƠNG
- Thưởng thức những đặc sản gì khi đến đại ngàn Kon Tum ?
- Thạch tùng răng cưa cây thuốc quý cho bệnh sa sút trí tuệ
- Kon Tum: Phát triển cây dược liệu thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh
- Phân biệt củ Sâm dây và củ Bách bộ
- 5 tác dụng kỳ diệu của quả ươi mà bạn nên biết
- Tiềm năng lớn từ cây dược liệu ở Kon Tum
Mùa hoa Mai anh đào trên cao nguyên Măng Đen Kon Tum
Những ngày đầu năm mới, rất nhiều người dân và du khách đã đến cao nguyên Măng Đen (tỉnh Kon Tum) để thưởng lãm hoa anh đào nở.Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc lan kim tuyến
Cây Kim tuyến là cây chịu bong, cần ẩm độ cao vì vậy để nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tếNhân giống và trồng thử nghiệm thành công cây lan Kim Tuyến
Đề tài nghiên cứu nhân giống và trồng thử nghiệm cây Kim Tuyến được tiến hành trong giai đoạn (2014-2017) với tổng kinh phí gần 600 triệu đồng từ nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ.Thưởng thức những đặc sản gì khi đến đại ngàn Kon Tum ?
Như một một thông lệ khi đi du lịch hoặc công tác ở xa, ai cũng tranh thủ tìm mua cho mình một đặc sản làm quà như được mang một tí nắng, chút gió, một phần tình cảm...Phân biệt củ Sâm dây và củ Bách bộ
I. Củ Sâm dây (Codonopsis Javanica) Tên khoa học: Codonopsis sp. Bộ Hoa chuông: Campanulales Họ Hoa chuông: CampanulaceaeTiềm năng lớn từ cây dược liệu ở Kon Tum
Với điều kiện tự nhiên đặc thù, Kon Tum có được nguồn dược liệu đa dạng, phong phú chủ yếu tập trung ở 3 huyện phía đông dãy Trường Sơn là Kon Plông, Tu Mơ Rông và Đăk Glei với 853 loài cây thuốc và nấm làm thuốc quý hiếm.Tác dụng chữa bệnh của lan kim tuyến (lan gấm)
Lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus) sinh sống trên ....Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo quản và chế biến Sâm dây
Sâm dây có thể được trồng từ củ hoặc từ cây giống được sản xuất từ được gieo tại vườn ươm hoặc ngoài đồng ruộng. Ngoài ra, tuy điều kiện đất đai, mục đích canh tác, v.v… Sâm dây có thể được trồng thuần hay trồng xen với các cây khác như ngô, lúa cạn, cà phê, sắn,…