Cụ thể Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Đăk Tô trồng khoảng 11 ha, công ty đã và đang xây dựng phương án sản xuất kinh doanh và chế biến Sâm Ngọc linh trên vườn Sâm hiện có. Dự kiến mỗi năm khai thác 0,5 ha và trồng mới 2 ha (hiện UBND tỉnh đã cho chủ trương lập dự án đầu tư Xưởng chế biến Sâm Ngọc Linh); người dân tự trồng khoảng 0,4 ha và Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh khoảng 169 ha.
Vườn Sâm Ngọc Linh Cty Lâm Nghiệp Đaktô
Hiện nay, công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh là " át chủ bài" được tỉnh Kon Tum giao là phát triển thương phẩm và biến cây sâm Ngọc Linh trở thành loại hàng hóa chủ lực của tỉnh. Theo “Đề án xây dựng và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm Ngọc Linh của tỉnh đến năm 2020, được xác định là 1 trong 9 sản phẩm chủ lực”.
Mục tiêu này hoàn toàn phù hợp trong việc nhân rộng giống cây trồng và bảo tồn nguồn dược liệu quý báu. Tuy nhiên mục tiêu này không đảm bảo được rằng sâm Ngọc Linh sẽ được phổ biến rộng rãi với một mức giá đủ hợp lý để người dân bình thường có thể tiếp cận được. Chúng ta vốn biết cây Sâm Ngọc Linh được nuôi trồng dưới những điều kiện tiêu chuẩn rất chặt chẽ và thời gian từ nuôi trồng tới khi thu hoạch kéo dài tới 6 năm. Đây là một khoảng thời gian dài cùng rất nhiều công đoạn chăm sóc sẽ khiến cho chi phí nuôi trồng không hề rẻ.
Mô hình trồng Sâm Ngọc Linh cũng đã triển khai thành công trong các hộ gia đình tại thôn Lạc Bông, xã Ngọc Lây, huyện Tu Mơ Rông với 24 hộ tham gia. UBND tỉnh đã kiểm tra và chỉ đạo tiếp tục phát triển vườn Sâm Ngọc linh thuộc Dự án từ nguồn vốn ngân sách tỉnh và các nguồn vốn lồng ghép khác.
Mẫu trồng Sâm Ngọc Linh 15 năm tuổi
Với dự án "Đầu tư xây dựng Trung tâm Quốc gia nghiên cứu và phát triển Sâm Ngọc Linh" thuộc Dự án tổng thể "Hoàn thiện quy trình công nghệ nhân giống, canh tác, mở rộng sản xuất và phát triển thương hiệu Quốc gia" đã được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt và khởi công xây dựng. Đây có thể được xem là sự khởi đầu cho phát triển sâm Ngọc Linh mang thương hiệu Quốc gia đi đến thành công.
Tuy nhiên, việc đăng ký chỉ dẫn địa lý "Ngọc Linh" cho sản phẩm sâm củ tươi của tỉnh Kon Tum chưa được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận bảo hộ. Ngày 02/6/2015, UBND tỉnh Kon Tum cùng với UBND tỉnh Quảng Nam đã làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ, về các nội dung liên quan đến việc đăng ký và quản lý chỉ dẫn địa lý "Ngọc Linh" cho sản phẩm Sâm củ tươi.
Việc trồng và nhân giống sâm Ngọc Linh không chỉ là việc phát triển một thương hiệu, sâu xa của vấn đề là ngoài việc bán Sâm thương phẩm sẽ góp phần giúp người dân, bản địa, nhất là đồng bào DTTS có cuộc sống ổn định hơn qua đó giúp họ từng bước giảm nghèo bền vững.
Nguồn:http://tamnhin.net/
Mùa hoa Mai anh đào trên cao nguyên Măng Đen Kon Tum
Những ngày đầu năm mới, rất nhiều người dân và du khách đã đến cao nguyên Măng Đen (tỉnh Kon Tum) để thưởng lãm hoa anh đào nở.Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc lan kim tuyến
Cây Kim tuyến là cây chịu bong, cần ẩm độ cao vì vậy để nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tếNhân giống và trồng thử nghiệm thành công cây lan Kim Tuyến
Đề tài nghiên cứu nhân giống và trồng thử nghiệm cây Kim Tuyến được tiến hành trong giai đoạn (2014-2017) với tổng kinh phí gần 600 triệu đồng từ nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ.Thưởng thức những đặc sản gì khi đến đại ngàn Kon Tum ?
Như một một thông lệ khi đi du lịch hoặc công tác ở xa, ai cũng tranh thủ tìm mua cho mình một đặc sản làm quà như được mang một tí nắng, chút gió, một phần tình cảm...Phân biệt củ Sâm dây và củ Bách bộ
I. Củ Sâm dây (Codonopsis Javanica) Tên khoa học: Codonopsis sp. Bộ Hoa chuông: Campanulales Họ Hoa chuông: CampanulaceaeTiềm năng lớn từ cây dược liệu ở Kon Tum
Với điều kiện tự nhiên đặc thù, Kon Tum có được nguồn dược liệu đa dạng, phong phú chủ yếu tập trung ở 3 huyện phía đông dãy Trường Sơn là Kon Plông, Tu Mơ Rông và Đăk Glei với 853 loài cây thuốc và nấm làm thuốc quý hiếm.Tác dụng chữa bệnh của lan kim tuyến (lan gấm)
Lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus) sinh sống trên ....Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo quản và chế biến Sâm dây
Sâm dây có thể được trồng từ củ hoặc từ cây giống được sản xuất từ được gieo tại vườn ươm hoặc ngoài đồng ruộng. Ngoài ra, tuy điều kiện đất đai, mục đích canh tác, v.v… Sâm dây có thể được trồng thuần hay trồng xen với các cây khác như ngô, lúa cạn, cà phê, sắn,…