Quy trình xử lí phế phụ phẩm nông nghiệp từ chế phẩm BIO-KT
HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT SỬ DỤNG CHẾ PHẨM VI SINH VẬT ĐA CHỨC NĂNG (BIO-KT) ĐỂ XỬ LÝ PHẾ PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP LÀM PHÂN BÓN
BƯỚC 1: CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU
- Phân gia súc, gia cầm (phân gà, trâu, bò...): Phân tươi 1m3( khoảng 900kg), phân khô 1m3 (khoảng 150kg), phân hoai mục khoảng 500kg, Super lân 10kg (1%), Vôi 50kg (5%).
- Nguyên liệu vỏ cà phê:1.000kg vỏ cà phê (4m3), phân chuồng 0,5m3, Super lân 10kg (1%), Vôi 25kg (2,5-3%).
- Nguyên liệu khác: Rau, củ quả, rơm rạ…
Chú ý: Xử lí đống giá thể đủ ẩm (50-55%).
BƯỚC 2: HOẠT HÓA MEN VI SINH
Hoạt hóa men: Thực hiện trước khi ủ 2-3 giờ.
- Men ủ BIO-KT: 0,2-1kg.
- Urê:1-2kg, Kali:1-2kg, Rỉ đường (hoặc đường vàng, đường đen): 1kg, Nước (tùy thuộc vào độ ẩm đống ủ): khoảng 50 lít.
BƯỚC 3: PHỐI TRỘN VÀ Ủ
- Xử lí đống giá thể đủ ẩm (50-55%).
- Tiến hành đảo trộn nguyên liệu đống ủ.
- Cách ủ: Rải lớp nguyên liệu dày khoảng 20cm, sau đó rải vôi, lân (có thể rải cùng với lúc xử lí ẩm), sau đó tưới hỗn hợp men cho đều.
- Chú ý: nguyên liệu cần phải đảo trộn đều trước khi lên đống ủ.
BƯỚC 4: LÊN ĐỐNG Ủ
- Tiêu chuẩn đống ủ: Chiều cao: 1-1,5m, rộng: 2,5-3m, chiều dài tùy thuộc vào khối lượng và diện tích nơi ủ
- Sau khi ủ 1-2 tuần nhiệt độ đạt 40-500C.
- Đối với nguyên liệu là vỏ cà phê, rơm rạ, nguyên liệu khác thì sau 20 ngày tiến hành đảo đống ủ, còn đối với nguồn nguyên liệu ủ từ phân bò, trâu, gà… thì sau 7 ngày tiến hành đảo trộn, sau đó ủ tiếp đến thời gian 2,5-3 tháng có thể sử dụng để bón cho cây trồng.
Chú ý: Khi đảo trộn cần bổ sung thêm nước để độ ẩm đạt 50-55%; Chiều cao đống ủ không thấp hơn 40cm; Sau khi lên đống cần đậy kín đống ủ bằng bạt, rơm rạ, thân cây phân xanh, đậu đỗ, ngô…
BƯỚC 5: CÁCH SỬ DỤNG
Sau khi ủ 2,5-3 tháng có thể dùng làm phân vi sinh.
Cách dùng: Dùng để bón cho cà phê, tiêu, lúa, ngô, đậu, rau sạch,… đối với cà phê kinh doanh bón 1 lần vào đầu mùa mưa, liều lượng khoảng 3 - 6kg /gốc, xẻ rãnh sâu khoảng 10 cm quanh tán, sau khi bón lấp đất lại.
BIO-KT ĐỒNG HÀNH CÙNG NÔNG NGHIỆP SẠCH
HỖ TRỢ KỸ THUẬT: 098.55.22.343 - 098787.2279 (KS.HUY)
Các bài viết khác
- Mùa hoa Mai anh đào trên cao nguyên Măng Đen Kon Tum
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc lan kim tuyến
- Nhân giống và trồng thử nghiệm thành công cây lan Kim Tuyến
- MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP HAY: HƯƠNG NHU - MACCA - ĐÀN HƯƠNG
- Thưởng thức những đặc sản gì khi đến đại ngàn Kon Tum ?
- Thạch tùng răng cưa cây thuốc quý cho bệnh sa sút trí tuệ
- Kon Tum: Phát triển cây dược liệu thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh
- Phân biệt củ Sâm dây và củ Bách bộ
- 5 tác dụng kỳ diệu của quả ươi mà bạn nên biết
- Tiềm năng lớn từ cây dược liệu ở Kon Tum
Mùa hoa Mai anh đào trên cao nguyên Măng Đen Kon Tum
Những ngày đầu năm mới, rất nhiều người dân và du khách đã đến cao nguyên Măng Đen (tỉnh Kon Tum) để thưởng lãm hoa anh đào nở.Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc lan kim tuyến
Cây Kim tuyến là cây chịu bong, cần ẩm độ cao vì vậy để nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tếNhân giống và trồng thử nghiệm thành công cây lan Kim Tuyến
Đề tài nghiên cứu nhân giống và trồng thử nghiệm cây Kim Tuyến được tiến hành trong giai đoạn (2014-2017) với tổng kinh phí gần 600 triệu đồng từ nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ.Thưởng thức những đặc sản gì khi đến đại ngàn Kon Tum ?
Như một một thông lệ khi đi du lịch hoặc công tác ở xa, ai cũng tranh thủ tìm mua cho mình một đặc sản làm quà như được mang một tí nắng, chút gió, một phần tình cảm...Phân biệt củ Sâm dây và củ Bách bộ
I. Củ Sâm dây (Codonopsis Javanica) Tên khoa học: Codonopsis sp. Bộ Hoa chuông: Campanulales Họ Hoa chuông: CampanulaceaeTiềm năng lớn từ cây dược liệu ở Kon Tum
Với điều kiện tự nhiên đặc thù, Kon Tum có được nguồn dược liệu đa dạng, phong phú chủ yếu tập trung ở 3 huyện phía đông dãy Trường Sơn là Kon Plông, Tu Mơ Rông và Đăk Glei với 853 loài cây thuốc và nấm làm thuốc quý hiếm.Tác dụng chữa bệnh của lan kim tuyến (lan gấm)
Lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus) sinh sống trên ....Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo quản và chế biến Sâm dây
Sâm dây có thể được trồng từ củ hoặc từ cây giống được sản xuất từ được gieo tại vườn ươm hoặc ngoài đồng ruộng. Ngoài ra, tuy điều kiện đất đai, mục đích canh tác, v.v… Sâm dây có thể được trồng thuần hay trồng xen với các cây khác như ngô, lúa cạn, cà phê, sắn,…